Học chữ trước tuổi: Phụ huynh đừng gây sức ép cho con

Thứ ba - 19/06/2012 16:32
Đến hẹn lại lên, cứ sang đến học kỳ II và hè là các phụ huynh có con học mẫu giáo 5 tuổi lại nháo nhào đi tìm lớp luyện chữ cho con trước lớp 1. Có điều lạ, hiện tượng này chỉ xảy ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ...
Ảnh: H.Triều
Ảnh: H.Triều


Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết: Hiện nay, theo quy định phổ cập, khi trẻ đến tuổi vào lớp 1 thì các cơ sở giáo dục công lập đều có trách nhiệm đáp ứng đủ chỗ học (đúng tuyến). Nếu phụ huynh lựa chọn trường ngoài công lập thì phải chấp nhận yêu cầu tuyển sinh của trường đưa ra. Trẻ vào các trường công lập lớp 1 đúng tuyến không ai có quyền kiểm tra xem trẻ biết đọc, biết viết hay chưa. Tuy nhiên, Nhà nước hiện nay khuyến khích mở các trường ngoài công lập, để Nhà nước tập trung nguồn lực tốt hơn chăm sóc cho hệ thống các trường lớp công lập.


PV: Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cho con học trường công cũng lý giải nếu con em họ không đi học trước thì khó tiếp cận với toán lớp 1, ông nghĩ sao?
- Tôi cho rằng những ý kiến như thế là không đúng. Toán lớp 1 hiện nay rất đơn giản. Cộng trừ trong phạm vi 10, cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 là phù hợp với học sinh 6 tuổi. Do đó, có thể nói trẻ đến trường cũng sẽ làm được. Một đứa trẻ 4 tuổi ở nông thôn cũng có thể đếm được từ 1 đến 10 thậm chí là từ 1 đến 20 chứ chưa cần nói đến 6 tuổi. Còn sang học kỳ II, trẻ lớp 1 được học cộng trừ không nhớ trong vòng 100, học sinh đều được. Nếu lấy lí do phải học thêm, học trước mới học được lớp 1 thì trẻ dân tộc bỏ học hết vì các em không được học trước, học thêm. Thực tế học sinh người dân tộc thiểu số vẫn học tốt lớp 1 khẳng định lí do phải học thêm, học trước khi vào lớp 1 là không đúng.


Ông đánh giá như thế nào về việc trẻ đi học trước lớp 1 dù được nói nhiều nhưng hàng năm vẫn tiếp tục xảy ra tại các thành phố lớn?
- Tôi nghĩ sẽ có những khả năng như sau: Chương trình lớp 1 không vấn đề gì. Ở lớp 1, trẻ chỉ cần biết đọc, biết viết là thành công. Giáo viên không được yêu cầu cao hơn chương trình làm khó cho học sinh. Còn việc yêu cầu cao ở lớp 1 đó là vấn đề của xã hội, cần phải có sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng và phải trị tận gốc.

 

Còn về phía gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên không thể nói họ không quan tâm đến con cái. Đối với trẻ lớp 1, vai trò của gia đình là cần thiết, gia đình chỉ tạo điều kiện cho con em mình đi học như đừng bắt trẻ nghỉ học (như miền núi). Để đạt được yêu cầu chuẩn thì vai trò của nhà trường là đủ. Để trẻ phát triển năng khiếu cá nhân thì mới cần vai trò hỗ trợ của gia đình.

 

Nhưng hiện nay, sự quan tâm thái quá của cha mẹ, cha mẹ quá kỳ vọng vào con đang trở thành một hiện tượng. Cho nên, có nhiều giáo viên cho biết không giao bài tập về nhà lập tức được phụ huynh gọi điện đến "hỏi thăm" lý do. Hay nhiều khi phụ huynh muốn con mình giỏi hơn, thông minh hơn, viết chữ đẹp hơn. Sự quan tâm của phụ huynh đến con là tốt nhưng nếu thái quá thì lại gây sức ép và quá tải cho học sinh. Trong khi đó, một số giáo viên, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh họ lại thấy có lợi. Cung và cầu gặp nhau là lí do để có học trước, học thêm. Trong lớp có 35 học sinh, có 30 phụ huynh tự nguyện cho con học thêm, còn 5 phụ huynh không tự nguyện. Và 5 người này phản ứng quyết liệt. Vấn nạn dạy thêm phức tạp ở chỗ đó.


Ngay cả chuyện tự nguyện, với tư cách là nhà giáo dục, chúng tôi vẫn cho rằng không nên và không cần thiết. Bởi để trẻ con học ít, yêu cầu vừa phải là có lý của các chuyên gia xây dựng chương trình. Không phải học quá nhiều là tốt mà là có hại cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ chỉ cần học đúng thời lượng để phát triển bền vững chứ không phải nhồi cho nhanh. Giống như nông dân bón thúc phân nhiều quá, lúa sẽ bị "lốp" dẫn đến tốt lá nhưng không có bông. Chúng ta không cần thần đồng lớp 1, do học sớm, học trước. Ta cần những trẻ em khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh với một thời khóa biểu hợp lý, khoa học. Tôi rất đau đớn khi nhìn thấy những đứa trẻ bị bắt đi học sớm. Học thêm, học sớm là vấn đề của xã hội.


Ngành giáo dục như cái đòn gánh ở giữa phải chịu sức ép ở hai đầu, phải gồng mình lên huy động trẻ em miền núi đến trường, không bỏ học, đồng thời lại phải chống học sớm, học thêm ở thành phố.


Nhiều người cho rằng, giữa chương trình mầm non và tiểu học cần phải có sự liên thông để tránh hoang mang cho phụ huynh. Ý kiến của ông về vấn đề này?
- Hiện nay chúng ta đã có sự phân định rõ ràng giữa các bậc học. Ở mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ không phải dùng giấy bút để học. Đừng quan trọng hóa việc học ở bậc mầm non, trẻ em từ 6 tuổi trở xuống chơi là chính, không thể sa vào học chữ. Lên lớp 1 mới bắt đầu học chữ. Đừng có kỳ vọng ở mầm non phải học chữ để liên thông như mọi người vẫn nghĩ.


Ở lớp 5 tuổi theo chương trình mầm non mới, trẻ được làm quen với tập tô, làm quen với con chữ. Vậy tính liên thông ở đây được hiểu thế nào?
- Ở mầm non trẻ cũng cầm bút nhưng không phải để viết mà là để vẽ hoặc là nối. Mầm non chơi là chủ đạo. Do đó, có học gì ở mầm non thì cũng theo tinh thần chơi là chính. Người ta vẫn dạy trẻ mầm non học nhưng là học rất vui, học nói, học múa, học hát và học không giấy, không bút mới là "học" ở mầm non.


Có những trẻ đã đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1, ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Nếu trẻ được học do bố mẹ, ông bà dạy trước theo kiểu thúc ép thì không có gì đáng vui. Còn trẻ tự nhận biết theo khả năng thì đó là đáng mừng. Theo khoa học, ở cùng một độ tuổi nhưng có thể chênh nhau tới 3 trình độ về trình độ chung, còn toán có thể chênh tới 7 trình độ. Chuyện trẻ biết đọc, biết viết mà nhồi nhét, bắt học sớm đó là chuyện đáng buồn. Hạnh phúc của trẻ là được phát triển tự nhiên và tuổi thơ được kéo dài chứ không phải là biết trước, là học trước.


Xin cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay299
  • Tháng hiện tại21,264
  • Tổng lượt truy cập1,805,740
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây